Tải về bản đồ hành chính 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập năm 2025

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành mới nhất hiện nay? Tải về bản đồ hành chính 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập năm 2025?

Ngày 12/6/2025, Quốc hội ban hành Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, nước ta chính thức sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, gồm:

– 6 Thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh

– 28 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành mới nhất hiện nay? Tải về bản đồ hành chính 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập năm 2025?

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành mới nhất hiện nay như sau:

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành theo tỷ lệ 1 : 9 000 000

>>  Tải về Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành theo tỷ lệ 1 : 9 000 000

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành theo tỷ lệ 1 : 3 200 000

>>  Tải về Bản đồ 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập 2025

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành mới nhất hiện nay? Tải về bản đồ hành chính 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập năm 2025?

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành mới nhất hiện nay? Tải về bản đồ hành chính 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập năm 2025? (Hình từ Internet)

Danh mục và mã số 34 tỉnh thành mới

Ngày 16/6/2025 Cục thống kê Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 915/CTK-CSCL năm 2025 về việc thông báo dự kiến mã số và tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã mới.

Công văn 915/CTK-CSCL năm 2025 thông báo mã số và tên đơn vị hành chính cấp xã mới

Để chủ động trong việc sử dụng danh mục hành chính và mã số, Cục Thống kê thông báo danh mục và mã số mới (dự kiến) đối với các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã áp dụng từ ngày 01/7/2025 tại Phụ lục đính kèm Công văn 915/CTK-CSCL năm 2025 

Theo đó, danh mục và mã số 34 tỉnh thành mới như sau:

STT

Mã số

Tên 34 tỉnh thành sau sáp nhập

1

01

Thành phố Hà Nội

2

04

Cao Bằng

3

08

Tuyên Quang

4

11

Điện Biên

5

12

Lai Châu

6

14

Sơn La

7

15

Lào Cai

8

19

Thái Nguyên

9

20

Lạng Sơn

10

22

Quảng Ninh

11

24

Bắc Ninh

12

25

Phú Thọ

13

31

Thành phố Hải Phòng

14

33

Hưng Yên

15

37

Ninh Bình

16

38

Thanh Hóa

17

40

Nghệ An

18

42

Hà Tĩnh

19

44

Quảng Trị

20

46

Thành phố Huế

21

48

Thành phố Đà Nẵng

22

51

Quảng Ngãi

23

52

Gia Lai

24

56

Khánh Hòa

25

66

Đắk Lắk

26

68

Lâm Đồng

27

75

Đồng Nai

28

79

Thành phố Hồ Chí Minh

29

80

Tây Ninh

30

82

Đồng Tháp

31

86

Vĩnh Long

32

91

An Giang

33

92

Thành phố Cần Thơ

34

96

Cà Mau

Đơn vị hành chính nước ta khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 16/6/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

Theo đó, Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

– Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).

+ Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

+ Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là địa bàn có vị trí chiến lược, được tổ chức theo mô hình đặc thù, được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, thực hiện các chính sách mới về quản trị địa phương, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng và cả nước. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

+ Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

– Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

– Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương.

– Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.

– Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

– Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

Đăng ký học Nhận tư vấn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *