Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: Ông Trump nêu điều kiện để giảm thuế

Ong Trump Neu Dieu Kien De Giam Thue 5126

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: Nỗ lực giảm thâm hụt thương mại, đa dạng hóa thị trường

Về tác động của việc Mỹ áp thuế đối ứng, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, hiệp hội doanh nghiệp nước này đã cam kết tiếp tục duy trì hoạt động tại Việt Nam và sẽ theo dõi động thái chính sách tiếp theo. Ở trong nước, các bộ, ngành cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tăng kim ngạch nhập hàng hóa từ Mỹ đồng thời nhanh chóng tìm kiếm thị trường thay thế.

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: Nỗ lực giảm thâm hụt thương mại, đa dạng hóa thị trường ảnh 1
Doanh nghiệp Việt cần tìm kiếm thị trường xuất khẩu để bù đắp việc thị trường Mỹ khó khăn. Ảnh: Như Ý

Tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương tổ chức sáng 4/4, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ cho biết, lãnh đạo Bộ đã gửi công hàm tới Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) về việc hoãn áp thuế đối ứng, để 2 nước trao đổi thêm, tìm giải pháp hợp lý.

Thương vụ đã tham vấn ý kiến Phòng Thương mại Mỹ, Hiệp hội Dệt may và giày dép Mỹ, Hiệp hội Phân phối và bán lẻ giày dép, hàng may mặc tại Mỹ. Họ đều cam kết tiếp tục duy trì hoạt động tại Việt Nam và theo dõi động thái chính sách.

Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, thỏa thuận song phương với Mỹ, xem xét nâng cấp một số cơ chế phù hợp. Việt Nam cần tăng cường nhập khẩu sản phẩm thế mạnh từ Mỹ, truyền tải thông điệp tích cực, Việt Nam sẵn sàng điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng cân bằng, hài hòa, cùng có lợi. Cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm, xử lý rào cản thương mại đối với doanh nghiệp Mỹ.

Thời gian qua, cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam cũng nỗ lực để góp phần giảm thặng dư thương mại. Trong tháng 3 vừa qua, trong chuyến công tác cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sang Mỹ, doanh nghiệp Việt đã ký thỏa thuận thương mại nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) ký 2 bản ghi nhớ hợp tác số thỏa thuận mua bán dài hạn khí thiên nhiên hóa lỏng LNG với Tập đoàn Conoco Phillips và Tập đoàn Excelerate. Theo PVGas, thỏa thuận nhập khẩu LNG từ Mỹ góp phần thực hiện kế hoạch nhập khẩu 9 triệu tấn LNG vào năm 2030, tăng lên 15 triệu tấn/năm vào năm 2035. Tổng giá trị nhập khẩu LNG ước tính 7,2 tỷ USD/năm. Việc ký thỏa thuận, biên bản ghi nhớ minh chứng cho nỗ lực của Việt Nam trong việc mở rộng nguồn nhập khẩu từ Mỹ, hướng tới mục tiêu thương mại cân bằng, hài hòa.

Tận dụng các FTA

Ngày 4/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường nước ngoài – Bộ Công Thương, nói rằng, mức thuế 46% mà Mỹ áp cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam là đáng quan ngại trong bối cảnh Việt Nam kiên trì, ủng hộ nhất quán thương mại đa phương, thúc đẩy thương mại đầu tư. Ông khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động và môi trường.

“Với việc tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam hiện nằm trong nhóm quốc gia có số lượng FTA nhiều nhất khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp cần tận dụng các hiệp định. Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán các FTA mới với nhiều đối tác tiềm năng như: Khu vực Mỹ Latinh, Nam Á, Trung Đông, Đông Âu, trong đó có Brazil; xúc tiến các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Pakistan, Ấn Độ, Ai Cập và một số đối tác khác”, ông Linh thông tin.

Dương Hưng

Đa dạng hóa thị trường

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị, doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh Mỹ áp thuế hàng hóa. Theo ông Tân, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đã nói từ lâu nhưng trong bối cảnh Mỹ áp thuế đối ứng, doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho biết, việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu cũng được Bộ Công Thương tính tới, chỉ đạo thương vụ, cục, vụ liên quan triển khai rốt ráo. Các giải pháp về xúc tiến thương mại trong thời gian tới để đa dạng hoá thị trường bao gồm: làm mới các thị trường cũ (nhất là thị trường lớn: Trung Quốc, EU) để tăng lượng hàng hoá có giá trị gia tăng cao, giá trị thương hiệu cao. Tìm kiếm thị trường mới như: Nam Mỹ, Đông Âu cũ, Trung Đông, châu Phi… Đây là những thị trường có dân số rất lớn, cầu lượng hàng hoá lớn, chất lượng hàng hoá vừa phải, đáp ứng được năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

“Giải pháp khác rất cần thiết đó là sản phẩm Halal (đáp ứng tiêu chuẩn của người Hồi giáo). Sản phẩm Halal có thị trường giá trị hơn 2.000 tỷ USD trên toàn thế giới. Hiện Việt Nam chỉ chiếm 1% của sản phẩm này xuất khẩu. Thời gian tới, nếu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này sẽ là tiềm năng cho doanh nghiệp, bù đắp lại những khó khăn thách thức trước những quyết định áp dụng thuế quan của Mỹ”, ông Phú nói.

Đại diện Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển Thị trường – Bộ Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ về định hướng và các chính sách phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp thực phẩm Halal của Việt Nam. Những thông tin này mang tính định hướng chiến lược, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được chủ trương của Nhà nước trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp Halal.

Ông Trump nêu điều kiện để giảm thuế

Tổng thống Trump nói quyết định áp thuế khiến Mỹ ở vị trí làm chủ tình hình, nhấn mạnh thuế giảm hay không phụ thuộc vào những gì các đối tác mang lại cho Mỹ.

“Mọi quốc gia đều gọi cho tôi. Đó là vẻ đẹp của những gì chúng ta làm. Chúng ta ở vị trí làm chủ tình hình”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên ngày 3/4.

Tuyên bố được ông Trump đưa ra một ngày sau khi ông công bố biện pháp áp thuế đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại trên toàn thế giới, gây chấn động thị trường toàn cầu và làm dấy lên làn sóng phản đối từ nhiều nước.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami ngày 3/4. Ảnh: AP

Theo sắc lệnh của ông Trump, khoảng một nửa số nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ chịu mức cao hơn, lên tới 50%, áp dụng từ 9/4, đồng nghĩa các nền kinh tế này có gần một tuần để đàm phán với chính phủ Mỹ để thảo luận về mức thuế.

Khi được hỏi liệu có chấp nhận đàm phán để giảm mức thuế hay không, ông Trump trả lời: “Còn tùy. Thuế chỉ giảm nếu họ trao cho chúng tôi thứ gì đó tốt đẹp”.

Hiện chưa rõ “thứ tốt đẹp” mà ông Trump đề cập trong các cuộc thương lượng là gì, nhưng ông chủ Nhà Trắng khẳng định đòn thuế mang lại cho Mỹ sức mạnh to lớn trên đàm phán.

“Trước đây, nếu chúng tôi đề nghị các quốc gia đó giúp, họ sẽ từ chối. Bây giờ họ sẽ làm bất cứ điều gì cho chúng tôi”, ông nói.

Quan điểm này trái ngược với các tuyên bố được Cố vấn cấp cao Peter Navarro và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đưa ra trước đó, khi họ nói Tổng thống Mỹ không muốn đạt thỏa thuận về thuế quan. Nhà Trắng cũng cho biết mức thuế quan của Mỹ áp lên các quốc gia không nên được coi là yếu tố đầu tiên cho các cuộc đàm phán.

Tuy nhiên, sau khi thị trường ảnh hưởng mạnh vì sắc lệnh áp thuế đối ứng, ông Trump nói với các phóng viên trên Không lực Một rằng ông sẵn sàng thỏa thuận với từng quốc gia.

Một số nhà phân tích lo ngại thị trường sẽ lao dốc hơn nữa nếu ông Trump không giảm nhẹ đòn thuế.

“Chúng tôi hy vọng các mức thuế đối ứng này sẽ được đàm phán giảm xuống và không ra cuộc thương chiến đáp trả kiểu thập niên 1930. Chúng tôi mong nghệ thuật đàm phán vẫn là động lực thúc đẩy Tổng thống”, chuyên gia Ed Yardeni nói.

Nhiều quan chức chính quyền Trump trước đó cũng nêu một số tín hiệu lạc quan. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent kêu gọi các bên không vội trả đũa, nói đòn thuế với một số quốc gia có thể tránh được thông qua các cuộc đàm phán.

“Nếu các ông đưa mức thuế về 0, chúng tôi cũng đưa về 0”, ông Bessent cho biết hồi tháng 2.

Ngọc Ánh (Theo WSJ, WP, AP)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

Đăng ký học Nhận tư vấn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *