Trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu CV đẹp, câu trả lời khéo léo mà còn khuyến khích ứng viên đặt lại câu hỏi. Việc đặt ra các câu hỏi thông minh sẽ cho nhà tuyển dụng cho thấy tính chủ động, sự quan tâm đến công việc ứng tuyển của ứng viên.
Thông thường vào cuối phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên “Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?”. Đây chính là lúc ứng viên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng về công ty, vị trí ứng tuyển,… Hãy khám phá thông tin dưới đây để biết rõ những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng và cách đặt câu hỏi một cách khéo léo, thông minh nhé!
Vì sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
Ở buổi phỏng vấn, có nhiều cách để bạn tạo ấn tượng tốt đẹp và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng như: Mẫu CV chuyên nghiệp, kỹ năng chuyên môn đáp ứng tốt công việc, sự hiểu biết về doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển,… Bên cạnh đó, việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng là cách để bạn gây ấn tượng khéo léo trong vòng phỏng vấn.
Việc đưa ra những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng sẽ thể hiện cá tính của bạn và cũng là một yếu tố để bạn đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển. Thông qua đó, bạn cũng có thể tìm hiểu về văn hóa, quy định, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp; nắm bắt đặc thù công việc để không bỡ ngỡ khi nhận nhiệm vụ; cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn ứng tuyển vào vị trí công việc.
Lý do tại sao nên đặt những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Khi đặt những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Không đặt câu hỏi dạng trả lời có hoặc không
Các nhà tuyển dụng thích nhận lại câu hỏi chi tiết về doanh nghiệp để mô tả rõ hơn về môi trường làm việc. Chẳng hạn, thay vì hỏi “Doanh nghiệp anh/chị có bắt buộc phải làm ngoài giờ không?” thì bạn có thể mở rộng thành “Doanh nghiệp anh/chị có quy định như thế nào về thời gian làm việc? Nếu làm việc ngoài giờ thì có được hưởng thêm thu nhập không?”.
Bạn nên tránh câu hỏi dạng trả lời là “có” hoặc “không”, bởi sẽ khiến cuộc đối thoại nhanh chóng kết thúc và nhà tuyển dụng không thấy được bạn đang muốn tìm hiểu về công việc đó.
Hỏi đúng trọng tâm
Đưa ra những câu hỏi cho nhà tuyển dụng dài dòng, lan man chỉ làm mất thời gian cho bạn và nhà tuyển dụng nên hãy hỏi đúng trọng tâm những gì bạn thắc mắc. Nếu bạn muốn hỏi về mức lương trung bình thì hãy đi thẳng vào vấn đề như: “Mức lương chính thức của vị trí công việc này tại doanh nghiệp là bao nhiêu? Lương thử việc sẽ được tính như thế nào?”
Nội dung những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng chỉ xoay quanh công việc
Hãy luôn nhớ rằng bạn đang tham gia phỏng vấn tìm việc nên những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng chỉ nên liên quan đến công việc, nhiệm vụ và lợi ích nhận được từ vị trí đang ứng tuyển. Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động du lịch, team building, mối quan trong doanh nghiệp,… sẽ không được khuyến khích.
Đặt câu hỏi với thái độ lịch sự, chân thành
Thái độ của bạn khi đặt câu hỏi cũng là cách để nhà tuyển dụng quan sát bạn có thật sự quan tâm và mong muốn đảm nhận vị trí ứng tuyển hay không. Do đó, bạn nên thể hiện với thái độ chân thành và lịch sự trong khi đặt câu hỏi để bày tỏ sự thắc mắc của mình.
Dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn
Hãy chú ý việc dùng từ ngữ thích hợp, nhã nhặn, cố gắng giữ bình tĩnh để không mắc lỗi trong quá trình đặt những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng. Có như thế, bạn mới nhận được phản ứng tích cực từ nhà tuyển dụng và họ thoải mái hơn trong việc trả lời, chia sẻ nhiều thông tin hơn liên quan hơn.
Đặt những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng thông minh
Các nhà tuyển dụng vẫn có thể đánh giá sự thông minh, nhạy bén của ứng viên thông qua việc đưa ra câu hỏi cho họ. Bạn nên đặt câu hỏi thường có câu trả lời cụ thể để gợi mở câu chuyện, tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng chia sẻ thông tin về công việc với bạn nhiều hơn.
Lưu ý mức độ mối quan hệ khi đặt câu hỏi
Hãy quan sát, xem xét để đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng hợp lý với mức độ mối quan hệ. Mức độ mối quan hệ ở đây chính là việc xác định khoảng cách về tuổi tác, vị trí công việc của nhà tuyển dụng để chọn cách nói chuyện phù hợp, lịch sự và giữ được sự nghiêm túc trong buổi phỏng vấn.
Chú ý lắng nghe câu trả lời
Sau khi đặt những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, bạn sẽ nhận được câu trả lời từ họ. Khi đó, bạn cần tập trung chú ý lắng nghe để hiểu rõ những thông tin được chia sẻ. Dù đó là thông tin mà bạn đã biết trước nhưng vẫn phải tập trung lắng nghe để đặt thêm câu hỏi liên quan khác và khai thác được thông tin quan trọng bạn đang muốn biết.
Cảm ơn sau khi được giải đáp
Cuối cùng, lời cảm ơn chân thành cùng thái độ lịch sự chính là điểm nhấn ấn tượng khi bạn và nhà tuyển dụng kết thúc buổi phỏng vấn. Hãy cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội cho bạn đến phỏng vấn đi kèm lời chúc sức khỏe họ, chúc doanh nghiệp làm ăn phát đạt.
Cách đặt câu hỏi thông minh và khéo léo
Danh mục những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các chủ đề về những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng sau đây để đạt hiệu quả và ghi điểm trong mắt người phỏng vấn:
Câu hỏi về lương
- Mức lương chính thức của vị trí tôi đang ứng tuyển là bao nhiêu?
- Mức lương và thời gian thử việc là bao nhiêu?
- Tôi có lương thưởng nếu hoàn thành trên cả nhiệm vụ được giao hay vượt chỉ tiêu công việc hay không?
- Doanh nghiệp có mức tiền thưởng lễ, Tết không? Cụ thể là như thế nào?
- Doanh nghiệp có đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên không?
- Doanh nghiệp thanh toán tiền lương bằng hình thức trả tiền mặt hay chuyển khoản qua ATM?
Câu hỏi về con đường thăng tiến nghề nghiệp
- Dự định phát triển trong tương lai của doanh nghiệp là gì? Có mở rộng thị trường sang thành phố, quốc gia khác không?
- Doanh nghiệp có thế mạnh, hạn chế gì?
- Lộ trình thăng tiến đối với vị trí công việc của tôi được tính theo tháng hay năm?
- Để được xét duyệt thăng tiến, thăng chức thì nhân viên phải đạt điều kiện gì?
- Cá nhân, tập thể nào trực tiếp đánh giá năng lực nhân viên?
Câu hỏi về kỹ năng và kiến thức cần có trong công việc
- Yêu cầu chính cho vị trí công việc tôi đang ứng tuyển gồm những gì?
- Công việc này vận dụng những kỹ năng quan trọng nào?
- Công việc này phải đi công tác hay không? Nếu có thì ở trong nước hay quốc tế?
- Công việc này cần sử dụng ngoại ngữ nhiều không? Đó là ngoại ngữ gì?
- Phòng ban, bộ phận nào quản lý trực tiếp tôi?
- Vị trí này thường gặp áp lực gì?
- Vị trí này thường được nhận mức lương thưởng như thế nào?
Câu hỏi về kết quả trúng tuyển
- Thời gian công bố kết quả tuyển dụng của doanh nghiệp là khi nào?
- Kết quả tuyển dụng được gửi đến cá nhân trúng tuyển hay là đăng danh sách trên website?
- Doanh nghiệp dự định tuyển dụng bao nhiêu nhân sự cho vị trí này?
Tổng hợp các câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.
Đăng ký học Nhận tư vấnBài viết liên quan
Khóa học tin học văn phòng tại Bắc Ninh
Tin học văn phòng ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại công nghệ...
Th3
+50 thủ thuật Photoshop hay mà bạn cần biết
Không có nghi ngờ gì nữa, Photoshop hiện là một trong những phần mềm chỉnh sửa ảnh...
Th4
Tải miễn phí file thiết kế lịch 2025 đầy đủ bộ số âm dương (file PSD Photoshop gốc)
Bạn đang tìm kiếm một bộ file thiết kế lịch 2025 hoàn chỉnh, dễ chỉnh...
Th11
Bài 07: Hiệu ứng ảnh với Blending Mode
Trong bài này chúng ta sẽ học làm quen với các chế độ họa trộn...
Th6
Các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản cần nắm
...
Thương hiệu là gì? Toàn bộ thông tin chi tiết về thương hiệu
Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác...
Th12
Google chính thức “khai tử” Assistant thay thế bằng Gemini
Google Assistant sẽ sớm biến mất khỏi hầu hết các thiết bị di động, nhường...
Th3
Khóa tin học cho người chưa biết gì ở Tiên Sơn Bắc Ninh
Khóa tin học cho người chưa biết gì ở Tiên Sơn Bắc Ninh là một...
Th3
In Hiflex là gì?
Bạn thường xuyên nghe tới cụm từ “in Hiflex”, những sản phẩm bảng hiệu, hộp...
Th4